HAI MẶT CỦA CUỘC SỐNG


Hãy xem xét những điều này:

  • Nếu chọn vui vẻ thì phải chấp nhận cả buồn rầu
  • Nếu chọn sung sướng thì phải chấp nhận cả đau khổ
  • Nếu chọn cười vui thì phải chấp nhận cả khóc lóc
  • Nếu chọn yêu thương thì phải chấp nhận cả thù ghét
  • Nếu chọn người tốt thì phải chấp nhận cả người tồi
  • Nếu chọn tự hào thì phải chấp nhận cả hổ thẹn
  • Nếu chọn thông minh thì phải chấp nhận cả dại dột
  • Nếu chọn sự đẹp đẽ thì phải chấp nhận cả sự xấu xa
  • Nếu chọn sự an toàn thì phải chấp nhận cả sự bất toàn
  • Nếu chọn nhận được thì phải chấp nhận cả mất mát
  • Nếu chọn thành công thì phải chọn cả thất bại
  • Nếu chọn thành tựu thì phải chọn cả tiếc nuối
  • Nếu chọn giàu có thì phải chọn cả nghèo nàn
  • Nếu chọn cứng rắn thì phải chọn cả mềm mại
  • Nếu chọn đúng đắn thì phải chọn cả sai trái
  • Nếu chọn tuân thủ thì phải chọn cả vi phạm
  • Nếu chọn hoà bình thì phải chọn cả chiến tranh
  • Nếu chọn khen ngợi thì phải chấp nhận cả chê bai
  • Nếu chọn cao quý thì phải chấp nhận cả thấp hèn
  • Nếu chọn nghiêm trang thì phải chấp nhận cả buông thả
  • Nếu chọn đi lên thì phải chấp nhận cả đi xuống
  • Nếu chọn thanh tịnh thì phải chấp nhận cả bất tịnh
  • Nếu chọn cao siêu thì phải chấp nhận cả tầm thường
  • Nếu chọn tươi trẻ thì phải chấp nhận cả già nua
 
VÌ VẬY HÃY TÌM ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ SỐNG CHO HÀI HOÀ

Sự tồn tại vẫn là vĩnh hằng, chỉ có chuyển hóa từ trạng thái này qua trạng thái khác và vẫn đề sinh tử chỉ là sự chuyển tiếp tương đối.

Nếu không thấy thích thì đừng chê bai mà hãy tạo khoảng cách với điều đó vì chê bai là tạo ra lực đẩy thì sau này sẽ hút lại và lại thích điều đó theo quy luật của thế giới.

Hãy tạo ra mối cân bằng trong quan hệ xã hội vì khi bạn đưa ai lên thì sau đó sẽ lại đưa người đó xuống, hãy coi vị trí cấp bậc là cái bề ngoài còn về nguồn gốc thì chúng ta như nhau.

[Sưu tầm]

MỖI TẤM BIỂN ĐỀU CÓ HAI MẶT


Có một lữ khách trẻ tuổi tình cờ gặp một người lớn tuổi rất hiểu thiền lý ở trên thảo nguyên, anh ta hỏi cụ già: “Ông sống ở đây có tốt không?”

Cụ già hỏi ngược lại: “Quê hương của cháu như thế nào?”

Người lữ khách nói: “Tệ lắm, vừa bế tắc, vừa lạc hậu”

Cụ già vội nói: “Vậy cháu mau đi đi, ở đây và quê của cháu rất giống nhau”.

Sau đó lại có một lữ khách khác đến, cũng hỏi cụ già câu như vậy, cụ già cũng hỏi ngược lại một câu như đã hỏi thanh niên trước, lữ khách mới đến trả lời một cách thâm tình: “Quê cháu rất tốt, đồng ruộng khe suối, cỏ cây nhà cửa, lại có người thân xóm giềng, đều làm cho cháu rất nhớ”.

Cụ già bèn nói: “Ở đây cũng đẹp như ở quê của cháu vậy”.

Có một người bên cạnh nghe như vậy cảm thấy nghi ngờ không hiểu, hỏi cụ già: “Tại sao cùng một câu hỏi giống nhau, mà cụ lại trả lời khác nhau một trời một vực như thế?”

Cụ già nói: “Tốt và không tốt hoàn toàn không có phân giới rõ ràng, chính xác, có chăng thì chỉ là cảm giác trong lòng người mà thôi. Trong lòng ông chứa thứ gì mới có thể tìm thấy thứ đó”. Nhà thiền có câu: “Người trong lòng đầy bất mãn và trở ngại muốn đi tìm chỗ tốt đẹp để trở về nương náu, nhất định tìm không được; nhưng trong lòng tràn đầy tình yêu và sự đẹp đẽ mới có thể phát hiện được ốc đảo của chính mình". Điều này xem ra dường như là việc phức tạp huyền bí, kỳ thật chỉ là nói rõ một đạo lý: Trên thế giới không có sự việc gì là tuyệt đối, bất cứ tấm thẻ nào trong tay bạn cũng hoàn toàn có hai mặt trái và phải.

[Sưu tầm]
Nguồn: goctamhon.org