TRIẾT LÝ CÀ PHÊ



Thứ nhất là chế biến cà phê: Hãy làm đúng cách, xay cà phê cho vừa, đừng quá mịn vì như thế cà phê sẽ rất đắng, còn nếu bạn xay nó thô, cà phê của bạn sẽ rất nhạt.

Điều này cũng giống như các mối quan hệ trong cuộc sống của chúng ta vậy, bao gồm tình cảm gia đình, tình yêu, tình bạn và các mối quan hệ khác. Nếu chúng ta hồ hởi, vồn vã, quan tâm nhiều quá có khi sẽ làm cho các mối quan hệ ấy xấu đi. Người yêu thì khó chịu vì họ có cảm giác ngột ngạt mất tự do, còn sếp có khi tưởng bạn có mưu đồ gì mà săn đón ân cần đến vậy. Nhưng nếu chúng ta hời hợt quá, như việc xay cà phê thô (to) quá thì rút cuộc mọi mối quan hệ sẽ trở lên rất “nhạt”! Nên hãy thận trọng.

Thứ hai, Đã pha rồi không để quá lâu, hãy uống khi còn nóng, khi bạn vừa pha xong (tất nhiên uống với đá hay để nguyên là tuỳ bạn), bởi nếu giữ ấm lâu mùi vị của nó sẽ rất tệ và bạn sẽ không thể tận hưởng cảm giác sảng khoái khi thưởng thức.

Điều này nó giống như cách mà bạn giải quyết công việc hay bắt gặp cơ hội vậy, đừng suy nghĩ quá lâu. Bởi không làm thì chắc chắn việc sẽ không xong, bạn sẽ không thể thất bại nhưng cơ hội để thành công cũng là số không tròn trĩnh và cơ hội thì có thể đi qua, tất nhiên suy nghĩ của bạn vẫn còn nguyên trong đầu. Điều này còn giống cách ứng xử của chúng ta với chính tâm trạng của chúng ta những lúc buồn bực…Buồn bực là không thể tránh trong cuộc sống, nhưng không nên để lâu bởi nó sẽ biến mọi thứ trở lên rất tệ (chắc chắn thế)

Thứ ba, Đừng nên chỉ biết một loại…Tức là không nên uống một loại cà phê, không nên uống chỉ ở một chỗ và không nên uống bằng một cách uống bởi, dù cà phê ấy có ngon đến mấy nhưng nếu uống hoài vị ngon của nó sẽ giảm đi. Dù không gian nơi bạn uống có đẹp đến mấy, nhưng nếu ngày nào cũng ngồi nó sẽ thành rất bình thường. Dù bạn có cách uống sành đến mấy, nhưng nếu lặp đi lặp lại qua các ngày, nó sẽ rất nhàm chán, nhạt nhẽo. Trừ khi bạn có thể biến cà phê thành…cà phê đạo!

Điều này giống gì nhỉ? Đó là luôn luôn làm mới mình, làm mới trong quan hệ, làm mới trong công việc, cách giải quyết vấn đề, tuy nhiên đừng biến cà phê thành ca cao là được! Thế giới luôn vận động, bạn không thể mãi giữ một lề thói xưa cũ, nó dễ biến bạn thành một kẻ lạc lõng giữa cuộc đời.

Thứ tư, đừng hâm lại cà phê, bởi như thế mùi vị sẽ bị mất và uống sẽ không ngon.

Điều này giống như việc chúng ta sống ở ngày hôm nay mà cứ gặm nhấm những sai lầm hay bay bổng với ánh hào quang của ngày hôm qua. Mọi thứ đã đi qua, dù có tốn bao nhiêu công sức và tiền của cũng không thể thay đổi đước quá khứ vì thế đừng mất công nghĩ về quá khứ! Cách tốt nhất là bạn phải biết thưởng thức ly cà phê mình đang có, nếu đã để nguội lâu thì hãy bỏ đi và gọi một ly khác, đó là cách giải quyết tốt nhất.

Thứ năm, có thể sử dụng bã cà phê phơi khô vào những công việc như để vô đáy tủ, góc phòng sẽ có tác dụng khử mùi hay đuổi côn trùng, hoặc dùng để bón cây rất tốt. Nhưng đừng sử dụng bã cà phê để pha một ly khác dù người uống không biết.

Điều này là gì? Không được tuỳ tiện và lãng phí trong cuộc sống, không dễ dàng vứt bỏ mọi thứ nhưng cũng không được sử dụng bừa bãi! Đừng nhấm nháp những gì đã cũ, cũng đừng vứt bỏ những gì không dùng được vào việc này nhưng có thể hữu ích cho việc khác.

Cà phê tuy đắng, nhưng nó giúp bạn tỉnh táo, giảm cân và ở một mức độ nào đó giúp bạn phòng chống ung thư!? Muốn pha một ly cà phê ngon đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết nhất định về nó, đừng chỉ biết uống hãy học cả cách pha nếu bạn không muốn cả đời phải sống nhờ kẻ khác. Có nhiều loại cà phê, có nhiều nơi để uống và cũng không chỉ có một cách thưởng thức…Bạn hãy chọn một cách cho riêng mình!

[Sưu tầm]

Nguồn: H2Qcorp – GocTamHon.org

TRIẾT LÝ SỐNG CỦA NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO XUẤT CHÚNG


1. Cộng tác thay vì chơi nổi
Sếp giỏi luôn tâm niệm thành công không nhất thiết phải là do cá nhân đạt được, mà còn là thành công của cả nhóm hợp lại. Với họ, thành công của cả nhóm sẽ thúc đẩy mỗi cá nhân tự vươn lên và hoàn thiện hơn.
2. Quan tâm tới toàn bộ nhân viên
Cái mà một người sếp “xịn” quan tâm chính là những mong muốn và nhu cầu cơ bản của mọi nhân viên trong công ty. Một khi đã cảm thấy được quan tâm, nhân viên sẽ trở nên hào hứng hơn trong công việc cũng như giải quyết các vấn đề tốt hơn.
3. Biến cái không thể thành có thể
Với tâm lí “không gì là không thể”, họ khuyến khích nhân viên thực hiện những điều tưởng rằng bất khả thi và luôn nhận thấy được những mặt tích cực trong vấn đề. Do đó, doanh nghiệp của họ có thể vượt qua được những chướng ngại và thâm nhập vào những thị trường mới.
4. Hài hước ngay cả trong khó khăn
Ngay cả trong khó khăn, một ông sếp tài giỏi vẫn biết cách gây hài hước. Điều này mang lại cho nhân viên một tâm lý thoải mái, dễ chịu, và sẵn sàng đối mặt với bất kỳ khó khăn nào.
5. Vẽ nên viễn cảnh tươi sáng
Sếp giỏi không chỉ biết tin tưởng vào tương lai của bản thân, mà còn có khả năng thấu hiểu và tác động tới khát khao và nhu cầu của nhân viên. Với phương châm “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, họ có thể vạch ra con đường thành công cho nhân viên và khuyến khích nhân viên dũng cảm đi trên con đường ấy.
6. Khát khao khám phá sự mới mẻ
Luôn sẵn sàng tiên phong cho những cái mới mẻ, họ là người dìu dắt nhân viên dám bước khỏi “vòng an toàn” mà không cần bất cứ sự đảm bảo nào. Đây cũng là người rất nhạy cảm với thời cơ, biết chờ đợi nhưng cũng biết chớp lấy cơ hội khi thích hợp.
7. Vừa là bạn, vừa là thầy
Đối với nhân viên, những ông chủ này không chỉ biết lắng nghe mà còn là những vị quân sư tuyệt vời. Họ có thể cố vấn cho nhân viên cách vượt qua những khó khăn, thách thức trong công việc, đồng thời, các ông chủ này cũng sẵn sàng để nhân viên tự quyết định khi cảm thấy nhân viên đã “đủ lông đủ cánh”.
8. Truyền cản hứng từ những câu chuyện
Những câu chuyện vừa giúp truyền cảm hứng tới nhân viên trong những cuộc họp khô khan, vừa là yếu tố kéo sếp với nhân viên lại gần nhau hơn.
9. Lắp ráp các mảnh ghép thành một bức tranh tổng thể
Họ có khả năng nhìn nhận được tất cả các khía cạnh của một vấn đề. Bằng cách này, một người sếp giỏi có thể đưa những nhân viên xung đột tới gần nhau hơn bằng phương châm thấu hiểu, qua đó biến tập thể thành một khối đoàn kết vững mạnh. Một ông sếp tài năng còn là người có thể khiến mọi nhân viên đều cảm thấy được tôn trọng và đối xử công bằng cho dù năng lực không tương xứng nhau.
10. Luôn nói thật
Sếp xịn có thể thay đổi đôi chút quan điểm của mình nếu cần thiết để tìm ra được giải pháp cho vấn đề, nhưng lại không bao giờ thay đổi ý kiến của mình chỉ để làm vừa lòng người khác. Những ông sếp này không ngại nói thật để nhân viên biết được vị trí của mình đang ở đâu.
11. Hành động trước khi có câu trả lời
Họ luôn hào hứng với các cuộc tranh luận giữa nhân viên và kích thích sự sáng tạo của nhân viên thông qua tranh luận. Nhờ đó, vấn đề sẽ được giải quyết hiệu quả hơn, nhanh chóng, và sáng tạo hơn.
12. Xây dựng lòng tin
Hơn hết, họ nhận thấy sự tin tưởng lẫn nhau là chất kết dính giúp tổ chức gắn kết hơn và hoạt động tốt hơn, vì một khi các thành viên trong tổ chức biết tin tưởng, và được tin tưởng, họ sẽ dành nhiều nhiệt huyết cho tổ chức của mình.
13. Sứ giả hòa bình
Với vai trò là sứ giả hòa bình, những ông chủ khác thường này luôn biết cách duy trì tính thống nhất, đoàn kết trong cả một hệ thống. Họ khuyến khích nhân viên luôn duy trì được trạng thái ôn hòa và kiềm chế được tức giận trong mọi tình huống.

[Sưu tầm]
Nguồn: Inc